Phân bón là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành nông nghiệp. Từ xưa, nông dân đã biết sử dụng phương thức sản xuất nông nghiệp bằng phân bón hưu cơ từ chế phẩm nông nghiệp như rơm, phân chuồng, phân xanh, tro bếp… Đến nay, khi trình độ được nâng cao thì giá trị cốt lỗi việc áp dụng phân bón hữu cơ được chú trọng hơn.
Theo các chuyên gia nông nghiệp chia sẻ, phân bón hữu cơ hay còn gọi phân compost mang đến nhiều lợi ích không chỉ cho cây trồng mà còn ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống.
Lợi ích phân bón hữu cơ cho môi trường đất, cây trồng:
Cây trồng thường phát triển nhờ cung cấp và hấp thụ dưỡng chất đất. Trong đó, nguyên tố thiết yếu gồm đa lượng (đạm, lân, kali…) trung lượng (canxi, silic…), vi lượng (đồng, sắt, kẽm…). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những loại phân bón vô cơ chỉ có thể đấp ứng được một vài nguyên tố trên, chúng tồn tại ở dạng các hợp chất vô cơ nếu quá lạm dụng khiến cây không thể hấp thụ và tiềm ẩn một số vấn đề gây ngộ độc hoa màu.Đối với phân bón hữu cơ lại chứa gần đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lương và vi lượng cho đất, giúp cây trồng phát triển tối đạ và khoẻ mạnh, tăng năng suất. Các loại phân có nguồn gốc từ việc phân huỷ hữu cơ cũng như phế phẩm nông nghiệp, rơm, thức ăn thừa của con người, phân động vật… nên tuyệt đối an toàn. Đặc biệt, các hợp chất dinh dưỡng hữu cơ tồn tại theo dạng hợp chất nên cây trồng và hoa màu có thể hấp thụ dễ dàng. Ngoài ra, việc ủ phân hữu cơ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nông nghiệp.
Tăng độ tươi xốp, độ phì nhiêu của đất:
Lợi ích phân bón hữu cơ quan trọng làm cho đất tơi xốp và nâng cao độ phì nhiêu. Các chuyên gia chia sẻ, khi bón phân hữu cơ, các hợp chất hydrat cacbon sẽ được phân huỷ dưới tác động của độ ẩm và nhiệt độ tạo thành mùn, axit humic và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Đáng nói, quá trình này sẽ diễn ra chậm và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng tùy vào chất liệu của phân và điều kiện môi trường, khí hậu. Chính điều này làm cho đất trồng trở nên tơi xốp, tăng khả năng thấm và thoát nước nhờ đó tránh tình trạng ngập úng, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh mẽ.
Căn bằng hệ vi sinh và hàm lượng dinh dưỡng:
Các chất hữu cơ khi phân huỷ tạo thành lớp mùn giúp làm tăng hàm lượng dinh dưỡng và độ PH có trong đất. Phân bón hữu cơ sẽ cải tạo được môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi cho sự phát triển, kèm hãm các sinh vật có hại cho cây trồng. Đồng thời góp phần cải thiện hệ vinh sinh vật theo hướng có lợi cho đất và hoa màu. Phần mùn hữu cơ là thức ăn bổ dưỡng cho hệ vi sình vật.
Ngăn sói mòn và rửa trôi dinh dưỡng:
Các chất hưu cơ được phân giải làm đất trở nên tơi xốp kết hợp cùng các khoáng chất dinh dưỡng tạo thành các hệ hữu cơ khoáng góp phần hạn chế rửa trôi. Chất mùn hưu cơ sẽ làm tăng tính ổn định kết cấu chóng xói mòn.
Tăng khả năng đề kháng cho cây trồng:
Sử dụng phân hữu cơ giúp cây trồng hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, bộ rễ khoẻ mạnh, thân cây cứng cáp, bộ rễ khoẻ mạnh và khả năng chống chịu tốt, thân cứng cáp và lá dày dặn trước các yếu tố bất lợi về thời tiết và sâu bệnh.
An toàn sức khoẻ con người, động vật:
Phân hữu cơ không gây ô nhiễm so với phân hoá học để lại dư lượng quá nhiều gây chua đất, ô nhiễm nguồn nước, khu dân cư sinh sống gần nơi sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ và vi sinh vật có lợi trong đất sẽ là nhà máy xử lý các chất độc hại như H2S, CO2, NH3, CH4… thành các hợp chất không độc hại, nguồn nước sạch hơn, an toàn cho con người.
Tăng chất lượng nông sản:
Lợi ích quan trọng nhất khi sử dụng phân bón hữu cơ là cây trồng phát triển mạnh, gia tăng chất lượng nông sản đến. Điều này được thể hiện rõ nhất về các loại cây trồng ngắn hạn như hoa cải, rau màu.
Mặc khác, sử dụng phân bón hữu cơ không tồn dư các chất hoá học độc hai sau khi thu hoạch và an toàn cho con người khi sử dụng. Đảm bảo được chất lượng nông sản không có các chất độc hại, an toàn đến người tiêu dùng.
Cải tạo đất:
Với thành phần trong phân hữu cơ và hệ vi sinh có lợi phân bón hữu cơ còn được dùng để cải tạo đất đặc biệt đối với đất cát và đất bạc màu. Quá trình hoạt động của vi sinh vật tác động trực tiếp đến cải tạo đất và giúp đất giàu dinh dưỡng hơn.
Lợi ích phân hữu cơ với môi trường sinh thái:
Theo số liệu được ước tính, nếu trung bình mỗi ngày mỗi người thải ra môi trường 1kg rác thải thì với dân số hơn 90 triệu người, mỗi ngày sẽ có hơn 90 triệu kg rác thải. Nếu không được thu gom và xử lý kịp thời, khi rác thải phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường. Ngược lại, việc xử lý sẽ tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn vào ngân sách nhà nước.
Vì vậy, việc áp dụng các rác thải sinh hoạt hằng ngày tạo phân hữu cơ sẽ có lợi cho môi trường sinh thái xung quanh. Bản thân bón phân hữu cơ được hình thành và quá trình phân huỷ các chất hưu cơ thành rác hữu cơ vào phế phẩm nông nghiệp. Phân hưu cơ sẽ dể phân huỷ không gây ô nhiễm môi trường và rất thiết thực trong cuộc sống.